Diễn biến tình hình và xu hướng phát triển thị trường sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 6 năm 2023

Chủ nhật - 07/01/2024 09:59 1.395 0
Lượng tồn kho sắn vụ cũ tại Việt Nam vẫn khan hiếm, trong khi hàng vụ mới chưa có nhiều. Giá xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam xuất khẩu qua đường biển và qua cửa khẩu biên giới được thiết lập ở mức cao do sự khan hiếm nguồn cung giao hàng ngay. Giá tinh bột sắn xuất khẩu bằng đường biển sang Trung Quốc hiện dao động khoảng 540-547 USD/tấn FOB với hàng Tây Ninh. Dự kiến năm nay lượng sắn lát của Campuchia đưa về Việt Nam sẽ có muộn hơn, nhiều diện tích sắn tại Campuchia bị ảnh hưởng do nắng hạn kéo dài
Diễn biến tình hình và xu hướng phát triển thị trường sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 6 năm 2023
Tại Tây Ninh, diện tích sắn của tỉnh liên tục tăng những năm qua. Đến cuối năn 2022, toàn tỉnh có gần 62.000 ha sắn, năng suất trung bình trên 32 tấn/ha. Hiện, toàn tỉnh có 65 nhà máy chế biến tinh bột sắn, tổng công suất mỗi năm đạt hơn 4 triệu tấn củ. Trong đó, Tây Ninh có 10 doanh nghiệp chế biến tinh bột sau sắn như bột biến tính, mạch nha, đường Fructo... Thời gian tới, Tây Ninh sẽ tiếp tục duy trì và phát triển diện tích trồng sắn khoảng từ 55.000 đến 65.000 ha/năm; nâng cao năng suất và hướng đến kiểm soát dịch bệnh khảm lá sắn bằng các giống mới, cho năng suất cao; đồng thời, tiếp tục đổi mới công nghệ chế biến, đầu tư phát triển dây chuyền, đa dạng hoá sản phẩm chế biến sâu sau tinh bột; tận dụng các phụ phẩm sau chế biến, nâng cao giá trị chuỗi sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, Hiệp hội Sắn Việt Nam đã có các buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh Thanh Hóa, Yên Bái, Gia Lai, Phú Yên, Kon Tum, Bình Định, Đắk Lắk, Tây Ninh để đánh giá thực trạng vùng nguyên liệu sắn và quy mô sản xuất tinh bột sắn, nhằm đảm bảo sản xuất ổn định, phát triển bền vững cây sắn ở các địa phương.
Tháng 6 năm 2023, lượng sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận mức thấp nhất theo tháng kể từ đầu năm 2023 đến nay. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 6 năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 141,34 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 65,43 triệu USD, giảm 26,7% về lượng và giảm 18,4% về trị giá so với tháng trước; So với tháng cùng kỳ giảm 50,3% về lượng và giảm 47,7% về trị giá, đây là tháng giảm thứ 4 liên tiếp so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,5 triệu tấn, trị giá 593,84 triệu USD, giảm 13,4% về lượng và giảm 21,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
 Tháng 6 năm 2023, giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 463 USD/tấn, tăng 11,3% so với tháng trước và tăng 5,2% so với tháng cùng kỳ. Tính chung, 6 tháng đầu năm 2023, giá bình quân xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 395,5 USD/tấn, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Từ đầu năm 2023 đến nay, xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh gặp khó khăn, trị giá luôn đạt mức thấp và liên tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022, nhất là trong vòng 4 tháng trở lại đây. Trong tháng 6 năm 2023, mặc dù trị giá xuất nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh tăng mạnh so với tháng trước, nhưng vẫn sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022.
Tháng 6 năm 2023, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh đạt 15,38 triệu USD, tăng 119% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm 61,7% so với tháng cùng kỳ, chiếm 59,95% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam Bộ và chiếm 23,51% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước trong tháng 6 năm 2023, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2022. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Tây Ninh đạt 101,72 triệu USD, giảm 55,7% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh chiếm 39,39% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam Bộ và chiếm 17,13% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2023, thấp hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm 2022.
Sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh được xuất khẩu sang 14 thị trường, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của tỉnh Tây Ninh, chiếm 88,49% tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh, đứng thứ hai là thị trường Philipine. Nhìn chung, xuất khẩu sắn của Tây Ninh vẫn phụ thuộc phần lớn vào thị trường Trung Quốc.
Thời gian qua việc phát triển thị trường mới còn chậm, do đó Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam, cũng như của Tây Ninh. Trong mấy tháng gần đây nhập khẩu sắn và tinh bột sắn của Trung Quốc giảm so với cùng kỳ năm 2022 do đang vào mùa Hè, mùa tiêu thụ cồn thấp điểm tại Trung Quốc, cùng với việc đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh.
Thời gian tới, dự báo nhu cầu của Trung Quốc đối với tinh bột sắn vụ mới của Việt Nam sẽ tăng lên khi nước này chuẩn bị bước vào mùa sản xuất bánh trung thu. Ngoài ra, các ngành công nghiệp năng lượng và thức ăn chăn nuôi cũng chuyển sang nhập khẩu các sản phẩm từ sắn để thay thế, dẫn đến tăng nhu cầu đối với sắn. Trung Quốc là một quốc gia đông dân, nhu cầu về các sản phẩm có nguồn gốc từ sắn như bánh, mì... thì Trung Quốc còn sử dụng sắn trong chăn nuôi. Ngành chăn nuôi là một trong những ngành mũi nhọn của Trung Quốc với vai trò là nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, tại thị trường Trung Quốc, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với sắn và tinh bột sắn của Thái Lan, Lào và Campuchia. Để cạnh tranh với Thái Lan trong việc xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang Trung Quốc là khó đối với doanh nghiệp Việt Nam, song với lợi thế giá rẻ, giao thương quen thuộc, thị trường gần, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ vững và mở rộng thị phần tại thị trường Trung Quốc.
Phòng QLTM-SCT

Tác giả: quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây