Diễn biến tình hình xuất khẩu mặt hàng rau, củ, quả của tỉnh Tây Ninh tháng 5 năm 2023

Chủ nhật - 07/01/2024 09:46 26 0
Tháng 5 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cả nước đối với mặt hàng rau hoa quả ghi nhận mức cao kỷ lục 656,19 triệu USD; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm nay đạt 2,02 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến; nhưng xuất khẩu sang khu vực ASEAN giảm. Sầu riêng trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023
Diễn biến tình hình xuất khẩu mặt hàng rau, củ, quả của tỉnh Tây Ninh tháng 5 năm 2023
Tháng 5 năm 2023, khu vực Đông Nam Bộ xuất khẩu rau hoa quả đạt 165,13 triệu USD, tăng 15,2% so với tháng trước và tăng 56,9% so với tháng cùng kỳ. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm 2023, khu vực Đông Nam Bộ xuất khẩu rau hoa quả đạt xấp xỉ 706 triệu USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 5 năm 2023, tỉnh Tây Ninh kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả đạt 2,57 triệu USD, giảm 9,6% sơ với tháng trước, nhưng tăng 29,3% so với tháng cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh Tây Ninh xuất khẩu rau hoa quả đạt xấp xỉ 12,6 triệu USD, tăng 85,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ trọng chiếm 1,78% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng của khu vực Đông Nam Bộ và chiếm 0,62% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Xuất khẩu rau hoa quả của tỉnh Tây Ninh sang khu vực EU đạt 1,83 triệu USD, giảm 20,9% so với tháng trước, nhưng tăng 42,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau hoa quả của tỉnh Tây Ninh sang khu vực EU đạt xấp xỉ 9,61 triệu USD, tăng 107,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ trọng chiếm 76,28%.
Thị phần rau, củ, quả và sản phẩm chế biến của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 9,43% trong 5 tháng đầu năm 2022 lên 9,58% trong 5 tháng đầu năm 2023.
Với kết quả đạt được trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023, dự báo xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam nhìn chung sẽ vẫn thuận lợi trong thời gian tới. Tháng 6 là thời điểm chính vụ rất nhiều mặt hàng trái cây (vải, thanh long, sầu riêng, mít…), nguồn cung khá dồi dào, trong khi nhu cầu tiêu thụ của nhiều thị trường ở mức cao, điển hình là Trung Quốc. Đối với sầu riêng, nhu cầu tiêu thụ của thị trường Trung Quốc giảm do một số nước lớn như Thái Lan, Malaysia,…cũng đã vào vụ. Các địa phương cần tăng cường cập nhật, phổ biến thông tin thị trường, nắm bắt nhanh sự thay đổi chính sách và tình hình lưu thông hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc để kiến nghị các giải pháp kịp thời, tránh để ùn ứ hàng hóa gây thiệt hại cho doanh nghiệp; duy trì các hoạt động giao thương, kết nối tiêu thụ trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực tiềm năng (ASEAN, EU, Trung Đông…).
Phòng QLTM-SCT

Tác giả: quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây