Diễn biến tình hình và xu hướng phát triển thị trường sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 5 năm 2023

Thứ năm - 28/12/2023 22:10 280 0
Tháng 5 năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 192,91 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 80,22 triệu USD, tăng 1,6% về lượng và tăng 5,5% về trị giá so với tháng trước, tuy nhiên so với tháng cùng kỳ vẫn giảm 25,7% về lượng và giảm 29,5% về trị giá, đây là tháng giảm thứ 3 liên tiếp so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,36 triệu tấn, trị giá 528,56 triệu USD, giảm 6,1% về lượng và giảm 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Diễn biến tình hình và xu hướng phát triển thị trường sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 5 năm 2023
Từ đầu năm 2023 đến nay, xuất khẩu sắn và khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh ở mức thấp và liên tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022, nhất là trong vòng ba tháng trở lại đây. Tháng 5 năm 2023, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh đạt 7,02 triệu USD, tăng 19,7% so với tháng trước, nhưng giảm 77,2% so với tháng cùng kỳ, chiếm 24,74% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam Bộ và chiếm 8,76% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước trong tháng 5 năm 2023, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2022.
 Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Tây Ninh đạt 86,34 triệu USD, giảm 54,5% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh chiếm 37,12% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam Bộ và chiếm 16,33% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước trong 5 tháng đầu năm 2023, thấp hơn nhiều so với 5 tháng đầu năm 2022.
Trong tháng 5 năm 2023, sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh được xuất khẩu sang 11 thị trường, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của tỉnh Tây Ninh, chiếm 86,93% tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh với 6,1 triệu USD, tăng 33,8% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm 78,9% so với tháng cùng kỳ. Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh sang Trung Quốc đạt 78,32 triệu USD, giảm 56,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Đứng thứ hai là thị trường Singapore, với 218,95 nghìn USD, tăng 83,5% so với tháng trước và tăng 102,3% so với tháng cùng kỳ; Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh sang thị trường Singapore đạt 630,45 nghìn USD, giảm 56,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, mặc dù xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh giảm, nhưng xuất khẩu sang một số thị trường vẫn đạt được tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022 như: Hàn Quốc tăng 90,3%; thị trường Đài Loan tăng 17%; Philipine tăng 29,6%; Australia tăng 13,8%... Tuy nhiên, các thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh.
Dự báo tháng tới, nhu cầu mua sắn và tinh bột sắn từ Trung Quốc vẫn cao do thị trường này tăng cường dự trữ lương thực, ngũ cốc cho tiêu dùng. Ngoài ra, các ngành công nghiệp năng lượng và thức ăn chăn nuôi cũng chuyển sang nhập khẩu các sản phẩm từ sắn để thay thế, dẫn đến tăng nhu cầu đối với sắn. Trung Quốc là một quốc gia đông dân, nhu cầu về các sản phẩm có nguồn gốc từ sắn như bánh, mì... thì Trung Quốc còn sử dụng sắn trong chăn nuôi. Ngành chăn nuôi là một trong những ngành mũi nhọn của Trung Quốc với vai trò là nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới. Thời gian tới, nhu cầu về sắn tại Trung Quốc vẫn cao, đây cũng sẽ là thị trường xuất khẩu chủ lực cho sắn của Việt Nam với vị trí địa lý gần, chi phí logistics thấp hơn so với các thị trường khác.
Từ nay đến cuối năm 2023, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng, Trung Quốc vẫn sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của sắn và các sản phẩm sắn Việt Nam nhờ nhu cầu cao, vị trí địa lý gần, chi phí logistics và rủi ro thấp hơn các thị trường khác. Ngoài ra, Nhật Bản và Hàn Quốc dự báo cũng sẽ là các thị trường tiềm năng cho xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam nhờ nhu cầu đang có xu hướng tăng trong mấy tháng gần đây. Tuy nhiên tại các thị trường này, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam còn phải chịu áp lực cạnh tranh lớn từ Thái Lan.
Phòng QLTM-SCT

Tác giả: quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây