Triển khai thông báo dự thảo quy định về SPS tháng 7 năm 2024

Thứ năm - 29/08/2024 11:23 54 0
Triển khai thông báo dự thảo quy định về SPS tháng 7 năm 2024
Sở Công Thương nhận được Công văn 709/XNK-NS ngày 23 tháng 8 năm 2024 của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương về việc các nước thành viên WTO thông báo dự thảo quy định về SPS tháng 7 năm 2024.
Sở Công Thương kính đề nghị các đơn vị có liên quan thông tin về 99 thông báo, bao gồm 72 dự thảo và 27 văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật, thực vật (SPS) của các nước thành viên WTO có thể ảnh hưởng đến mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh biết và chủ động kế hoạch kinh doanh phù hợp. Trong đó, lưu ý một số nội dung thông báo chính như sau:
  - Khối EU: (1) Dự thảo sửa đổi mức dư lượng tối đa (MRL) đối với actamiprid, fenbuconazole, penconazole và zoxamide; (2) Quy định cập nhật mẫu chứng nhận nhập khẩu đối với gelatin, những sản phẩm tinh chế cao và sản phẩm tổng hợp cho tiêu dùng của con người; (3) Gia hạn Axit axetic, canxi axetat và natri diacetate làm phụ gia thức ăn cho cá; (4) Gia hạn cấp phép các chế phẩm Leviactobacillus brevis DMS 23231, Lentilactobacillus buchneri NCIMB 30139, Lentilactobacillus buchneri DSM 22501, glycosyl hóa 1,25-dihydroxycholecalciferol chiết xuất từ Solanum glaucophyllum làm phụ gia cho các loài động vật; (5) Dự thảo đối với việc nhập khẩu dầu ăn đã qua sử dụng dành cho mục đích kỹ thuật; (6) Biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan đối với chủng vi khuẩn Xylella fastidiosa; (7) Quy định về kháng sinh đối với xuất khẩu động vật hoặc sản phẩm có nguồn gốc động vật được dùng cho tiêu dùng của con người; (8) Quy định cấm sử dụng bishenol A (BPA) trong sản xuất các vật liệu và vật phẩm tiếp xúc với thực phẩm.
- Trung Quốc: (1) Biện pháp giám sát, quản lý kiểm dịch dược liệu nhập và xuất khẩu; (2) Dự thảo tiêu chuẩn thay thế GB 2726-2016 áp dụng đối với thịt đã được nấu chín; (3) Dự thảo Quy tắc thực hành nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm chì trong thực phẩm, Nguyên tắc chung về ghi nhãn thực phẩm đóng gói sẵn; (4) Quy định về kiểm soát ô nhiễm acrylamide trong thực phẩm; (5) Quy tắc thực hành để ngăn ngừa và giảm thiểu sự hình thành 3-MCPDE và GE trong dầu tinh chế; (6) Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử nghiệm đối với phụ gia thực phẩm vỏ hạt sồi nâu; (8) Tiêu chuẩn quy định về phụ gia thực phẩm amoni cacbonat, chiết xuất ớt Paprika, dibutyl hydroxytoluene, axit L-malic; (9) Tiêu chuẩn vệ sinh đối với trái cây sấy khô; (10) Bổ sung 47 loài dịch hại.
- Canada: (1) Đề xuất giới hạn dư lượng tối đa (MRL) của metsulfuron-methyl, dimethenamid, abameetin, bromoxynil, trifloxystrobin; (2) Phê duyệt Quy định về thức ăn chăn nuôi năm 2024.
- Nhật Bản: Thông qua mức dư lượng tối đa (MRL), tribromasalan, ormetoprim, cyphenothrin, clostebol, prothioconazole, fluxapyroxad, fenamiphos, dimethomorph.
- Hoa Kỳ: (1) Thiết lập mức dung sai đối với dư lượng spiromesifen, trong một số sản phẩm nhất định; (2) Thu hồi quy định cho phép sử dụng dầu thực vật brom hóa (BVO) trong thực phẩm.
- Hàn Quốc: (1) Tiêu chuẩn và Thông số kỹ thuật cho Phụ gia thực phẩm; (2) Sửa đổi danh sách các thành phần thực phẩm;
- Vương quốc Anh: (1) Đề xuất áp dụng MRL hoạt chất mehidathion trong một số sản phẩm nhất định; (2) Cập nhật danh sách các loài có nguy cơ là nguồn lây nhiễm bệnh cho động vật thủy sản.
- Thái Lan: Điều kiện nhập khẩu đối với thực phẩm có nguy cơ mắc Bệnh não xốp ở bò; (2) Ban hành Tiêu chuẩn “Quy tắc thực hành về kiểm tra và tiếp nhận sầu riêng tại đơn vị thu gom và nhà đóng gói”.
- Úc: (1) Điều chỉnh mức giới hạn tối đa tồn dư (MRL) cyazofamid, 2,40D, emamectin, flonicamid, floupyram, fluxapyroxad, isocycloseram, mesotrione, methoxyfenozide, metolachlor, metribuzin and quinoxyfen và mefentrifluconazole; (2) Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp giới thiệu Đề án AusTreat.
- Indonesia: Yêu cầu các tài liệu khi nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật, cá và sản phẩm cá, sản phẩm thực vật và thực vật vào Indonesia.
(Thông tin tóm tắt và nội dung chi tiết các thông báo tại phụ lục kèm theo)
Trường hợp các quy định về SPS nêu trên có khả năng gây tác động trực tiếp, đa chiều đến hoạt động xuất khẩu nông sản, thực phẩm của doanh nghiệp, đề nghị phản hồi kịp thời đến Văn phòng SPS Việt Nam (Địa chỉ: số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nôi; Điện thoại: 024 4440 5310; email: xnk-ns@moit.gov.vn để có phương án xử lý phù hợp, tránh gây ảnh hướng đến tiến độ xuất khẩu hàng hóa.
Trân trọng./.
 

Tác giả: quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây