Diễn biến tình hình và xu hướng phát triển thị trường mặt hàng cao su của tỉnh Tây Ninh tháng 7 năm 2024

Thứ ba - 24/09/2024 21:51 255 0
Diễn biến tình hình và xu hướng phát triển thị trường mặt hàng cao su của tỉnh Tây Ninh tháng 7 năm 2024
Theo ông Võ Hoàng An, Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), cây cao su có ba dòng sản phẩm từ hai nguồn nguyên liệu chính là mủ và gỗ cao su. Kim ngạch xuất khẩu cao su trong nửa đầu năm nay tuy có thuận lợi, nhưng có rất nhiều doanh nghiệp còn bị nợ hoàn thuế VAT, vì vậy, doanh nghiệp mong Tổng cục Thuế - Bộ Tài Chính có hướng xử lý sớm, vì vấn đề này đã diễn ra trong nhiều năm qua khiến doanh nghiệp ngành cao su bị kẹt vốn lớn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, đại diện của VRA cho biết doanh nghiệp khi xuất khẩu phải đóng thuế VAT sau đó sẽ được hoàn thuế lại, để không làm tốn nhiều công sức cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp, hiệp hội đã có đề xuất nên đưa thuế VAT về bằng 0%. Bên cạnh việc hoàn thế, vấn đề nổi cộm và liên quan đến rất nhiều ngành cao su đó là khi xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu phải chấp hành quy định EUDR và tất cả các sản phẩm phải được truy xuất nguồn gốc từ lô đất trồng sản phẩm đó do Liên minh châu Âu quy định. Khi xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp như vỏ xe, găng tay,... có sử dụng nguyên liệu cao su đều phải có truy xuất nguồn gốc đất trồng cao su, xem có vi phạm quy định EUDR không. Đây là vấn đề không đơn giản đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cao su, bởi: Thứ nhất, cao su Việt Nam tuy có thuận lợi là cây đại điền và đang được doanh nghiệp nhà nước quản lý, việc truy xuất nguồn gốc thuận lợi vì được quản lý từ Số 07.2024 5 vườn cao su đến khai thác chế biến và xuất khẩu nên phải qua rất ít trung gian trong chuỗi giá trị. Thứ hai, Việt Nam đang sản xuất khoảng 1,3 tấn cao su/năm, trong đó có 60% diện tích cây cao su thuộc các tiểu điền với khoảng 265.000 hộ nông dân và khu vực đại điền nhà nước chiếm 40%. Hiện rất khó xác nhận truy xuất nguồn gốc ở khu vực tiểu điền, vì vậy, cần các cơ quan chức năng kết nối hỗ trợ, có thể bao gồm Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Hội Nông dân các cấp từ tỉnh đến huyện, xã kết nối với nông dân, giúp bà con làm hồ sơ truy xuất được nguồn gốc các lô đất trồng cao su đáp ứng theo quy định EUDR. Theo quy định EUDR, bất cứ sản phẩm nào xuất khẩu sang EU mà có một phần trong đó không truy xuất nguồn gốc được thì xem như không đáp ứng đủ các tiêu chí của châu Âu và vừa qua chúng ta cũng đã ráo riết thực hiện vấn đề này. Các doanh nghiệp cho biết, hiện có nhiều công ty tư vấn nói có thể thực hiện các dịch vụ đáp ứng các tiêu chí của EUDR, nhưng để có thể trao đổi hay đàm phán thì chi phí này rất lớn. Trong khi đó, trên thực tế làm như thế nào để có được chứng nhận EUDR thì đến nay EU cũng chưa xác nhận.
Số liệu thống kê được công bố bởi Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 7/2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 186.033 tấn, trị giá 307,9 triệu USD, tăng 21,2% về lượng và 24,7% về trị giá so với tháng trước, còn so với cùng kỳ năm ngoái giảm 15,3% về lượng và tăng 7,3% về trị giá.
Như vậy, lượng cao su xuất khẩu đã giảm liên tiếp trong 4 tháng trở lại đây so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng nhờ giá cao su ở mức cao hơn cùng kỳ nên kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng. Số 07.2024. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của nước ta đạt 912.725 tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, giảm 7,5% về lượng nhưng tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cao su xuất khẩu bình quân của nước ta trong tháng 7/2024 đạt 1.655 USD/tấn, tăng nhẹ 2,9% so với tháng trước và tăng tới 26,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là mức giá cao nhất đạt được trong 2 năm qua, kể từ tháng 6/2022. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu cao su đạt bình quân 1.551 USD/tấn, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính toán số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu cao su của các doanh nghiệp đăng ký mã số thuế tại tỉnh Tây Ninh đạt 42,6 triệu USD, tăng 7,4% so với tháng trước và tăng tới 81,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số 07.2024 11 Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cao su của tỉnh đạt 206,08 triệu USD, tăng mạnh 20,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 14,6% tổng xuất khẩu cao su của cả nước và chiếm 22,4% của toàn khu vực Đông Nam Bộ. Với kết quả này, Tây Ninh hiện đứng thứ 4 trên cả nước về xuất khẩu cao su, sau TP. Hồ Chí Minh (đạt 219,5 triệu USD), Kon Tum 239,4 (triệu USD) và Bình Phước (413,3 triệu USD). Bên cạnh đó, mức tăng trưởng 20,3% của tỉnh Tây Ninh cũng cao hơn so với mức tăng trưởng hơn 11% của toàn khu vực Đông Nam Bộ.
Tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu cao su của tỉnh Tây Ninh sang Trung Quốc đạt 27,28 triệu USD, tăng 120,9%; Hàn Quốc đạt 2,9 triệu USD, tăng gần 90%; Mỹ đạt 1,9 triệu USD, tăng gần đột biến 9157%;… Ngược lại, Ấn Độ giảm 18,1%, xuống còn 5,17 triệu USD, Nga giảm 61%, đạt 198 nghìn USD…
Luỹ kế 7 tháng đầu năm 2024, các thị trường xuất khẩu cao su chính của tỉnh Tây Ninh vẫn là Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Hàn Quốc, Nga… Trong đó, đứng đầu vẫn là thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt 105,27 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái xuất khẩu sang thị trường này đã giảm 3,6%. Thị phần của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của toàn tỉnh Tây Ninh cũng giảm xuống còn 51,1% từ mức 63,8% của cùng kỳ.
Bù lại, kim ngạch xuất khẩu cao su của tỉnh Tây Ninh sang hầu hết thị trường chủ lực khác lại đạt mức tăng trưởng cao từ hai đến ba con số. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu cao su sang thị trường lớn thứ hai của tỉnh là Ấn Độ, đạt 25,53 triệu USD sau 7 tháng đầu năm 2024, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp đến, kim ngạch xuất khẩu sang Campuchia đạt 22,93 triệu USD, tăng 80,7%.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu cao su của tỉnh Tây Ninh sang thị trường Hàn Quốc đạt 16,76 triệu USD, tăng 90%; Nga đạt 5,36 triệu USD, tăng 14%; Mỹ đạt 5,26 triệu USD, tăng 113,4%; Italia tăng 23,5%; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 82%; Đức tăng 147%...
Trong 7 tháng đầu năm 2024, tỉnh Tây Ninh đã xuất khẩu cao su tới 39 thị trường khác nhau trên thế giới, trong đó 30 thị trường có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ có 9 thị trường ghi nhận giảm.
Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu cao su của Việt Nam, nên nhu cầu chậm lại của thị trường này có thể khiến lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nhu cầu tăng ở những thị trường khác và giá cao su thế giới duy trì ở mức cao do sản lượng thu hẹp ở các nước sản xuất lớn như Thái Lan, Indonesia… sẽ phần nào hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu cao su của nước ta nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng trong thời gian tới.
Trân trọng./.

Tác giả: quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây