Diễn biến tình hình và xu hướng phát triển thị trường mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh tháng 6 năm 2024

Thứ năm - 29/08/2024 10:24 24 0
Diễn biến tình hình và xu hướng phát triển thị trường mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh tháng 6 năm 2024
Hiện cả nước có trên 140 nhà máy chế biến tinh bột mì, với tổng công suất thiết kế 13,4 triệu tấn của tươi/năm, tổng công suất thực tế 9,3 triệu tấn/năm; các nhà máy được đầu tư, cập nhật và nâng cao công nghệ chế biến sản phẩm. Trong đó cả nước có khoảng 5.500 ha diện tích sắn đã được nông dân trồng bằng giống kháng bệnh. Chủ yếu tập trung ở các tỉnh Quãng Ngãi, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Đồng Nai…. Nhờ vậy, năm 2023, tổng diện tích nhiễm bệnh là 83.734 ha, nhiễm nặng 20.956 ha, giảm hơn 30% so với năm 2021.
Diệu tích sản xuất sắn của tỉnh Tây Ninh hiện nay trên 61.000 ha sắn, chiếm 23% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh, sản lượng sắn hàng năm trên 2 triệu tấn. Năng suất bình quân đạt 33,2 tấn/ha, cao nhất cả nước.
Tính đến tháng 6/2024, diện tích sắn trên đạ bàn tỉnh đã xuống giống được 45.975 ha, bằng 74,6% so với kế hoạch. Cây sắn được trồng và thu hoạch hầu như quanh năm nhưng tập trung vào 2 vụ chính là vụ Đông Xuân (chiếm 67%) và Hè Thu (chiếm 20%). Cơ cấu giống hiện nay gồm KM 505 (52%), KM 140 (27%), HN1 (10%), các giống khác (chiếm 11%).
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2024, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Tây Ninh đạt 14,17 triệu USD, tăng 0,1% so với tháng 5/2024 nhưng vẫn giảm 7,9% so với tháng 6/2023, chiếm 57,97% tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam bộ và chiếm 20,77% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước trong tháng 6/2024, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2023 (tháng 6/2023, trị giá xuất khẩu sẵn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh chieeusm 59,95% trong tộng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam bộ và chiếm 23,55% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước).
Lũy kế, 6 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Tây Ninh đạt 179,55 triệu USD, tăng 76,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh chiếm 58,84% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của vùng Đông Nam bộ và chiếm 28,49% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2024, cao hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm 2023 (6 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam bộ và chiếm 17,13% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước.
Tháng 6/2024, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn lớn nhất của tỉnh Tây Ninh, chiếm 80,66% tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh với gần 11,43 triệu USD, giảm 6,5% so với tháng 5/2024 nhưng giảm 16,1% so với tháng 6/2023. Lũy kế, 6 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh sang Trung Quốc đạt 160,23 triệu USD, tăng 74,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Đứng thứ hai là thị trường Mỹ, chiếm 6,07% tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh với 859,71 nghìn USD, tăng 75,5% so với tháng 5/2024 và tăng 2.627% so với so với tháng 6/2023. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh sang thị trường này đạt 1,56 triệu USD, tăng 345,6% so với cùng kỳ. Qua đó, cho thấy xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh sang các thị trường phần lớn đều tăng mạnh so với cùng kỳ trong đó chú ý nhất là thị trường Trung Quốc, Indonesia, Philpine, Mỹ, Australia…Tuy nhiên, trừ Trung Quốc các thị trường còn lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh.
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đề án sẽ góp phần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến sắn; thúc đẩy chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường; sử dụng tối đa các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất, chế biến săn.
Tầm nhìn đến năm 2050, ngành sắn của Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững, 70-80% diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững, sản lượng sắn tươi dùng để chế biến sâu một số sản phẩm (tinh bột, etanol, mỳ chính…) chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 2,3-2,5 tỷ USD.
Đối với xuất khẩu sắn, cần các giải pháp giữ vững thị trường tiêu thụ sắn hiện có (Trung Quốc, Hàn Quốc…). Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường EU, Đông Bắc A…), tháo gỡ rào cản thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm sắn Việt Nam được tiêu thụ rộng trên thị trường thế giới.
Trân trọng./.
 

Tác giả: quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây