Diễn biến tình hình và xu hướng phát triển thị trường mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh tháng 4 năm 2024

Thứ ba - 27/08/2024 15:31 208 0
Diễn biến tình hình và xu hướng phát triển thị trường mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh tháng 4 năm 2024
Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng cây sắn (củ mì) lớn thứ hai so với cả nước, chỉ sau Gia Lai nhưng năng suất cây mì của Tây Ninh đứng đầu trong ở nước. Ở Tây Ninh, cây sắn được trồng nhiều ở các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành và Dương Minh Châu. Đặc biệt, tỉnh Tây Ninh nằm trong hệ thống khảo nghiệm của cây sắn quốc gia, có điều kiện tiếp nhận các giống mới, kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất, thuận lợ để phát triển cây sắn theo hướng bền vững.
Với điều kiện thời tiết ở Tây Ninh có mùa nắng kéo dài 6 tháng, thời gian trồng đến thu hoạch mất 10 tháng. Trong 3 tháng đầu, sắn rất cần nước tưới nên giải pháp chủ động tưới là điều kiện tiên quyết giúp cây sắn phát triển và đạt năng suất cao. Hiện nay, kỹ thuật tưới cây sắn gồm tưới phun, sử dụng béc, phun sương tưới tự động…Các diện tích trồng sắn sử dụng phương pháp tưới tự động đều cho hiệu quả cao. Cụ thể, năng suất sắn tăng từ 30-50% so với không áp dụng tưới (sắn không tưới chỉ cho năng suất từ 20-25 tấn/ha, diện tích sắn có tưới năng suất có thể đạt 40-50 tấn/ha tùy vào mức độ thâm canh).
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh, diện tích sắn của tỉnh liên tục tăng những năm qua. Đến cuối năm 2023, Tây Ninh có trên 60.000 ha sắn. Thời gian tới, Tây Ninh sẽ tiếp tục duy trì và phát triển diện tích trồng sắn khoảng 55.000 ha đến 65.000 ha/năm.
Từ đầu năm 2024 đến nay, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh tăng trở lại so với cùng kỳ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 4/2024, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Tây Ninh đạt 15,87 triệu USD, giảm 66,1% so với tháng 3/2024 nhưng tăng 170,5% so với thagns 4/2023, chiếm 51,42% tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam bộ và chiếm 19,66% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước trong tháng 4/2024, cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Lũy kế, 4 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Tây Ninh đạt 151,22 triệu USD, tăng 90,7% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh chiếm 59,13% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của vùng Đông Nam bộ và chiếm 29,63% trong tổng trị giá xuất khẩu sản phẩm này của cả nước.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu săn và các sản phẩm sắn lớn nhất của tỉnh Tây Ninh, chiếm 83,66% tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh với gần 13,28 triệu USD, giảm 70,6% so với tháng 3/2024 nhưng tăng 190,9% so với tháng 4/2023. Lũy kế, 4 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh sang Trung Quốc đạt 136,57 triệu USD, tăng 89,10% so với cùng kỳ.
Đứng thứ hai là thị trường philipine, chiếm 6,34% tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh với trên 1 triệu USD, tăng 24,5% so với tháng 3/2024 và tăng 445,3% so với tháng 4/2023. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh sang thị trường này đạt 2,89 triệu USD tăng 66,7% so với cùng kỳ. Qua đó, cho thấy xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh sang các thị trường phần lớn đều tăng mạnh so với cùng kỳ trong đó chú ý nhất là thị trường Trung Quốc, Indonesia, Philpine, Malaysia, Pháp…Tuy nhiên, trừ Trung Quốc và Indonesia, các thị trường còn lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh.
Năm 2024, Trung Quốc vẫn sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của sắn và sản phẩn sắn Việt Nam nhờ nhu cầu lớn. Thời gian tới, Trung Quốc có thể vẫn tăng cường nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Trong những năm gần đây, bất chấp những biến động giá sắn, quốc gia này vẫn luôn là thị trường lớn nhất của sắn Việt Nam.
Tiền năng xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn vào thị trường Trung Quốc còn nhiều nhưng Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với sắn và tinh bột sắn của Thái Lan, Lào, Indonesia, Campuchia. Do đó, Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh và giữ vững những thị trường này.
Hiện tại, Việt Nam là nước xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn đứng thứ ba thế giới sau Thái Lan, Campuchia và đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sau Thái Lan. Tuy nhiên, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam vẫn phải qua nhiều khâu trung gian và hơn 90% lượng sắn xuất khẩu đều sang thị trường Trung Quốc, chưa tận dụng được các cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước, các khu vực có ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Ngoài ra, mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam cũng còn dư địa tại thị trường Đài Loan và Indonesia. Để thúc đẩy sản phẩm sang thị trường Indonesia, Đài Loan các nhà máy chế biến sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam cần đổi mới để phát triển đa dạng các sản phẩm sắn.
 

Tác giả: quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây