Diễn biến tình hình và xu hướng phát triển thị trường mặt hàng cao su của tỉnh Tây Ninh tháng 5 năm 2024

Thứ ba - 27/08/2024 15:40 154 0
Diễn biến tình hình và xu hướng phát triển thị trường mặt hàng cao su của tỉnh Tây Ninh tháng 5 năm 2024
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 5/2024 xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 84.467 tấn, trị giá 134,64 triệu USD, tăng 14,8% về lượng và 14,5% về trị giá so với tháng trước, còn so với cùng kỳ năm ngoái giảm 27,9% về lượng và 14,9% về trị giá. Lũy kế, 05 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu mặt hàng này đạt 572.284 tấn, trị giá 859,4 triệu USD, tăng 6% về lượng so với cùng kỳ.
Giá cao su xuất khẩu bình quân của nước ta trong tháng 5/2024 đạt 1.594 USD/tấn, không biến động nhiều so với tháng trước và tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân trong 5 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu cao su đạt 1.502 USD/tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu cao su 5 tháng đầu năm chủ yếu là Trung Quốc (khối lượng đạt 380.416 tấn, trị giá 547,3 triệu USD, giảm 14,2% về lượng và giảm 8,8% về trị giá so với cùng kỳ), Ấn Độ ( khối lượng đạt 47.234 tấn, trị giá gần 75,79 triệu USD, tăng 42,8% về lượng và tăng 63,5% về trị giá so với cùng kỳ), Hàn Quốc (khối lượng đạt 20.073 tấn, tăng 23%), Thổ Nhĩ Kỳ (đạt 9.972 tấn, tăng 20,8%), Đài Loan (đạt 9.927 tấn, tăng 10,9%)....
Số liệu Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 5/2024, kim ngạch xuất khẩu cao su của các doanh nghiệp đăng ký mã số thuế tại Tây Ninh đạt 26,68 triệu USD, tăng mạnh 39,6% so với tháng trước và tăng tới 96% so với cùng kỳ.  lũy kế 5 tháng đầu năm, Tây Ninh đã xuất khẩu cao su với kim ngạch xuất khẩu đạt 128,81 triệu USD, tăng nhẹ 3,1% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Tây Ninh đứng vị trí thứ 4 cả nước về xuất khẩu cao su chiếm 14,4% tổng kim ngạch toàn ngành và chiếm 20,4% trong tổng số 607,07 tỷ USD của khu vực Đông Nam bộ, thấp hơn so với mức thị phần 14,8% của cả nước và 20,6% khu vực Đông Nam bộ của cùng kỳ.
5 tháng đầu năm 2024, Tây Ninh đã xuất khẩu cao su tới 39 thị trường trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 58,24 triệu USD. Tuy nhiên, so với cùng này năm ngoái kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này dã giảm 26,2% đồng thời thị phần của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của tỉnh đã giảm xuống còn 47% từ mức 65,8% của cùng kỳ. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu cao su của Tây Ninh sang Campuchia-thị trường xuất khẩu lớn thứ hai đạt 16,7 triệu USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần của Campuchia theo đó tăng từ 9,8% lên 13,5%. Thị trường Ấn Độ cũng là thị trường có kim  ngạch tăng mạnh đến 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 14,64 triệu USD, tăng lên mức 11,7% so với mức 4,8% của cùng kỳ.
Ngoài ra, xuất khẩu cao su của tỉnh Tây Ninh sang nhiều thị trường khác cũng tăng rất mạnh trong 5 tháng đầu năm 2024 như Hàn Quốc (đạt 11,6 triệu USD, tăng 97,3%), Nga (đạt 4,76 triệu USD, tăng 27,4%), Italia (đạt 2,7 triệu USD, tăng 36,5%)…
Nhu cầu suy giảm từ thị trường Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, Việt Nam có thể thu về kim ngạch cao hơn cùng kỳ năm ngoái do giá cao su thế giới có xu hướng tăng và duy trì ở mức cao.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên, trong tháng 5/2024, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu ước đạt 1,011 triệu tấn, tăng 33% so với tháng trước và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tiêu thụ đạt 1,283 triệu tấn, giảm 0,5 so với tháng trước.
Năm 2024, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,1% so với năm ngoái lên 14,502 triệu tấn. Trong đó, Thái Lan giảm 0,5%, Indonesia giảm 5,1%, Trung Quốc tăng 6,9%, Ấn Độ tăng 6%, Việt Nam tăng 2,9%. Malaysia tăng 0,6% và các nước khác tăng 4,9%.
Tiêu thị cao su thiên nhiên toàn cầu vào năm 2024 dự kiến sẽ tăng 3,1% lên 15,748 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc tăng 5,5%, Ấn Độ tăng 3%. Thái Lan tăng 1%, Malaysia tăng 54,7%, Việt Nam tăng 6%, các nước khác giảm 3,7%.
Việc điều chỉnh tăng nhu cầu toàn cầu và điều chỉnh giảm nguồn cung chủ yếu là do hoạt động của các thành viên không thuộc Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên trong năm ngoái. Trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu giảm, sự quan tâm của nông dân trồng cao su đối với việc khai thác giảm tiếp tục làm chậm tốc độ tăng trưởng sản xuất, đặc biệt là các nước sản xuất cao su truyền thống như Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Ngoài ra, những thách thức như điều kiện khí hậu không thuận lợi, bệnh rụng lá và giá cao su tiếp tục ở mức thấp cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của nông dân trồng cao su.
 

Tác giả: quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây