CHỨNG NHẬN HALAL VÀ TĂNG CƯỜNG THÚC ĐẨY XÂY DỰNG NGÀNH HALAL VIỆT NAM

Thứ tư - 13/10/2021 23:00 809 0
Ngày 10/8, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Tọa đàm về “Tăng cường hợp tác quốc tế thúc đẩy xây dựng ngành Halal Việt Nam” theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp tại trụ sở Bộ Ngoại giao.

Tiêu chuẩn của chứng nhận Halal: là sản phẩm phải không có bất cứ nguyên liệu nào luật Hồi giáo (LHG) cấm; sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ phương tiện, thiết bị nào từ vật liệu LHG không cho phép, trong suốt các khâu sản xuất; và trong suốt quá trình đó sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào từ nguyên liệu LHG không chấp nhận.

Lợi ích chứng nhận HALAL: Được xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia Hồi giáo và các nước có người Hồi giáo; NTD có thể mua các sản phẩm có logo HALAL như là một bằng chứng về đức tin mà thượng đế cho phép dùng, với việc đảm bảo nó không chứa bất cứ thứ gì là Haram (nghĩa là "trái luật").

 Ngày 10/8, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Tọa đàm về "Tăng cường hợp tác quốc tế thúc đẩy xây dựng ngành Halal Việt Nam" theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp tại trụ sở Bộ Ngoại giao.

Tọa đàm được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về tiềm năng thị trường Halal toàn cầu, tầm quan trọng của chứng nhận Halal và đề xuất thúc đẩy xây dựng định hướng chiến lược ngành Halal Việt Nam để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm Halal trên thế giới.

Tọa đàm do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu chủ trì, với sự tham dự của đông đảo đại diện nhiều Bộ, ban, ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và hiệp hội ….

Tọa đàm cũng nhằm triển khai mạnh mẽ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm Việt Nam vào thị trường Halal toàn cầu và hướng tới xây dựng định hướng chiến lược và toàn diện về ngành Halal Việt Nam.

Tại Tây Ninh, sản phẩm thực phẩm rất đa dạng, rất giàu tiềm năng để xuất khẩu vào thị trường Halal. Tuy nhiên, do sự am hiểu của doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này còn hạn chế, và rất ít trong số đó có chứng nhận Halal nên vuột mất rất nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường này.

Trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ lồng ghép nội dung về thực phẩm Halal và cách tiếp cận có hiệu quả vào thị trường Halal trong các Chương trình tập huấn bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương cho những Nhà quản lý, nhân viên các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm các loại rượu, bia, nước giải khát, dầu thực vật, sữa chế biến, bột và sản phẩm chế biến từ bột, bánh, mứt, kẹo, ... trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Phòng QLTM-SCT

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây