Giá thép không gỉ cán phẳng trên thị trường thế thới giảm vào tháng 11 trong bối cảnh cầu giảm và chuyển đổi nguồn cung

Thứ hai - 06/01/2025 22:10 32 0
Giá thép không gỉ cán phẳng trên thị trường thế thới giảm vào tháng 11 trong bối cảnh cầu giảm và chuyển đổi nguồn cung
Thị trường thép không gỉ cán phẳng toàn cầu phải chịu áp lực giảm giá vào tháng 11, với giá giảm trên khắp các khu vực chính do tác động của sự chuyển đổi cung- cầu. Tại Hoa Kỳ, Đức và Trung Quốc, giá thép không gỉ cán phẳng giảm do nhu cầu mua đã giảm theo mùa và tình hình kinh doanh khó khăn.
Giá thép không gỉ cán phẳng giảm nhẹ 1% tại Trung Quốc do chịu ảnh hưởng của sự mất cân bằng giữa nguồn cung tăng và nhu cầu suy yếu. Ngoài ra, nhu cầu về thép không gỉ cán phẳng phải đối mặt với nhiều thách thức, chỉ số đơn đặt hàng mới cho ngành thép của Hà Bắc giảm mạnh cho thấy sự do dự đối với hoạt động mua thép trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn và nhu cầu dành cho mặt hàng đã suy thoái theo mùa. Tập đoàn Thép Hà Bắc Puyang đã thông báo kế hoạch dừng lò cao có công suất 1.580 mét khối để bảo trì từ ngày 10 tháng 12. Việc đóng cửa này dự kiến kéo dài trong 30 ngày và sẽ giảm sản lượng gang đúc xuống 4.800 tấn mỗi ngày. Những giảm sút này có thể giúp giảm bớt áp lực cung, tùy thuộc vào sự phục hồi nhu cầu trong những tuần tới. Bên cạnh đó, các cuộc điều tra chống bán phá giá đã làm giảm đáng kể triển vọng xuất khẩu, khiến cho thị trường thép không gỉ cán phẳng thêm căng thẳng. Sự suy giảm nhu cầu khiến các nhà sản xuất thận trọng hơn, họ chú trọng về hiệu quả hoạt động và chuyển hướng khám phá các thị trường mới. Ngoài ra, chi phí sản xuất thấp do tận dụng các nhiên liệu như than nhiệt và than cốc giúp các nhà sản xuất duy trì sản lượng cao, khiến cho nguồn cung gia tăng mặc dù nhu cầu thị trường đang hạ nhiệt.
Tại Hoa Kỳ, giá thép không gỉ cán phẳng giảm 1%, theo báo cáo về thép không gỉ cán phẳng tháng 11, sản lượng thép đạt 1,65 triệu tấn, tăng 2,0% so với tuần trước đó. Sự tăng trưởng này phản ánh sức mạnh của các nhà sản xuất trong nước, được hỗ trợ bởi các biện pháp của chính phủ như thuế quan và các ưu đãi nhằm củng cố ngành thép. Đồng thời, tại Hoa Kỳ cũng diễn ra các diễn biến địa chính trị như việc Nippon Steel đề xuất mua lại U.S. Steel, cho thấy tầm quan trọng của ngành thép trong nước. Ngoài các yếu tố chính trị, doanh số bán xe ô tô giảm đến 7,2% và doanh số xe điện vẫn thấp mặc dù đã có các chương trình khuyến mãi cũng khiến cho nhu cầu thép không gỉ cán phẳng giảm đáng kể. Sự suy giảm về nhu cầu trong nước, cộng với nhu cầu xuất khẩu kém đã phản ánh tình trạng yếu kém của nền kinh tế và tạo thêm áp lực cho thị trường.
Bên cạnh đó, giá thép không gỉ cán phẳng giảm đến 9,0% tại Đức do chịu ảnh hưởng của biến động thị trường. Nhu cầu sụt giảm đặc biệt đến từ lĩnh vực ô tô, nơi lượng đăng ký xe con giảm mạnh. Vào tháng 11 năm 2024, tổng số xe con mới đăng ký tại Đức giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước, tác động đến nhu cầu về thép không gỉ cán phẳng. Ngoài ra, khối lượng xuất khẩu thấp cũng góp phần đẩy giá thép đi xuống, cho thấy hoạt động sản xuất và kinh doanh bị hạn chế ở cả thị trường trong nước và quốc tế.
Theo ChemAnalyst, nhu cầu về thép không gỉ cán phẳng tại Hoa Kỳ có thể tăng do do-anh số bán hàng ở các ngành sản xuất hạ nguồn có xu hướng gia tăng và có thể ảnh hưởng tích cực đến giá thép. Ngược lại, hiệu quả hoạt động sản xuất tại Đức đang được cải thiện kết hợp với nguồn cung dồi dào trong bối cảnh điều kiện thị trường thay đổi có thể dẫn đến giá thép không gỉ cán phẳng tiếp tục sụt giảm. Trong khi đó, tại Trung Quốc, giá thép không gỉ cán phẳng có khả năng sẽ gia tăng do nguồn cung đang giảm dần.
Trân trọng./.
 

Tác giả: quản trị

Nguồn tin: “Bản tin số 41.2024 của Cục Phòng vệ Thương mại – Bộ Công Thương”:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây