Sở Công thương tỉnh Tây Ninhhttps://socongthuong.tayninh.gov.vn/uploads/logoportal.png
Thứ hai - 06/01/2025 22:14200
Các nhà phát triển điện mặt trời tại Ấn Độ đang kêu gọi hoãn áp dụng thuế chống bán phá giá đối với kính dùng cho pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam. Họ lo ngại rằng việc áp thuế ngay lúc này có thể làm tăng chi phí đáng kể, đẩy các dự án hiện tại vào tình trạng không khả thi và gây áp lực lớn lên ngành năng lượng tái tạo, vốn đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các mục tiêu chuyển đổi năng lượng của quốc gia. Theo các nhà sản xuất điện độc lập (IPP), Ấn Độ hiện chưa có đủ năng lực sản xuất kính cường lực trong nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Việc thiếu hụt nguồn cung trong nước, cộng với mức thuế mới, có thể làm chậm tiến độ mở rộng công suất điện mặt trời, gây ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo của Ấn Độ. Mới đây, Bộ Tài chính Ấn Độ đã ra thông báo điều chỉnh lại việc tính toán mức thuế chống bán phá giá đối với kính cường lực có vân, bất kể có tráng phủ hoặc không tráng phủ. Giá tham chiếu được sử dụng để tính toán mức thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối vớikính dùng cho pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam khiến các nhà phát triển điện mặt trời lo lắng. Theo thông báo, mức thuế áp dụng sẽ là chênh lệch giữa giá nhập khẩu tại cảng, bao gồm thuế hải quan cơ bản và giá tham chiếu. Đây không phải là mức thuế chống bán phá giá cố định. Quyết định này được đưa ra sau khi xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra do Hiệp hội các nhà sản xuất phụ trợ cho ngành năng lượng mặt trời (SAMA) - được thành lập vào ngày 1 tháng 8 năm 2024, do công Borosil Renewables Ltd và năm thành viên sáng lập khác đệ trình. Thông báo nêu rõ trong vấn đề "kính cường lực có vân, bất kể có tráng phủ hay không tráng phủ" có nguồn gốc từ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam và nhập khẩu vào Ấn Độ, cơ quan điều tra đã xác định trong kết luận sơ bộ rằng hàng hóa xuất khẩu sang Ấn Độ từ các quốc gia này bán phá giá. Cơ quan này cũng kết luận rằng có sự gia tăng đáng kể trong nhập khẩu các mặt hàng này từ các quốc gia nói trên xét về cả giá trị tuyệt đối và tương đối so với sản lượng và nhu cầu. Điều này đã khiến ngành công nghiệp trong nước phải chịu thiệt hại. Do đó, cơ quan này khuyến nghị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với hàng hóa nhập khẩu này có xuất xứ hoặc được xuất khẩu từ các quốc gia nói trên và nhập khẩu vào Ân Độ. Theo tính toán của SAMA, tác động của thuế chống bán phá giá này dựa trên giá tham chiếu đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đối với chi phí của một tấm pin mặt trời so với giá nhập khẩu trung bình tại cảng sẽ là 0,48 ru-pi cho mỗi watt công suất đỉnh (Wp) đối với tấm pin thông thường một mặt và 0,63 ru-pi cho mỗi watt công suất đỉnh đối với tấm pin mặt trời hai mặt có độ dày 2mm. Trong trường hợp hàng nhập khẩu từ Việt Nam, tác động của thuế chống bán phá giá đối với giá tham chiếu thấp hơn đáng kể sẽ ít hơn nhiều — 0,29 ru-pi cho mỗi watt công suất đỉnh đối với tấm pin thông thường một mặt và 0,41 ru-pi cho mỗi watt công suất đỉnh đối với tấm pin mặt trời hai mặt có độ dày 2mm. Động thái này được cho là có lợi cho ngành năng lượng mặt trời, nhưng theo các nhà phát triển, hiện tại nó sẽ làm tăng chi phí tấm pin vàchi phí dự án cũng sẽ cần phải được điều chỉnh lại. Theo các nhà phát triển, tính toán sơ bộ do ngành thực hiện cho thấy mức tăng giá sẽ nằm trong khoảng từ 1 ru-pi đến 2,5 ru-pi cho mỗi watt được tính theo giá tham chiếu là 677 USD/tấn. Lấy tỷ giá hối đoái là 85 ru-pi cho mỗi đô la, thì mức thuế thực tế là 57,5 ru-pi cho mỗi kg. Trọng lượng trung bình của kính trong một tấm pin mặt trời là 24-25 kg nên chi phí bổ sung sẽ vào khoảng 1.439 ru-pi. Điều này có nghĩa là đối với một tấm pin 550 MW, chi phí tăng thêm cho mỗi watt công suất đỉnh sẽ là 2,62 ru-pi, một nhà sản xuất điện độc lập cho biết. Để giảm bớt tác động, các nhà sản xuất điện độc lập có thể phải viện dẫn điều khoản “thay đổi luậtpháp” nhằm yêu cầu điều chỉnh chi phí bổ sung trong các hợp đồng hiện có. Tuy nhiên, quá trình phê duyệt theo quy định cho những yêu cầu này thường kéo dài và thiếu rõ ràng, đặt ra thêm rủi ro cho các nhà phát triển. Trân trọng./.