Sở Công thương tỉnh Tây Ninhhttps://socongthuong.tayninh.gov.vn/uploads/logoportal.png
Thứ tư - 08/05/2024 09:422130
Tại khoản 14 Điều 2 Luật Thanh tra năm 2022 quy định: “Giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra là việc theo dõi, xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật, tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, ý thức kỷ luật và việc thực hiện nhiệm vụ được giao của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong thời hạn thanh tra”
Tại khoản 4 Điều 101 Luật Thanh tra năm 2022 quy định: “Kết quả giám sát là một trong các căn cứ để người ra quyết định thanh tra xem xét, ban hành kết luận thanh tra”, điều này cho thấy kết quả giám sát có vai trò hết sức quan trọng trong việc kết luận nội dung thanh tra. Nội dung liên quan đến giám sát hoạt động của Đoàn thanh được quy định cụ thể từ Điều 97 đến Điều 101, Mục 7, Chương IV, Luật Thanh tra năm 2022: “Điều 97. Trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người là thành viên Đoàn thanh tra 1. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra ra quyết định giao công chức hoặc thành lập Tổ giám sát thực hiện giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra (sau đây gọi chung là người thực hiện giám sát), trong đó xác định rõ nội dung, thành phần, thời gian và phương thức giám sát. Quyết định giám sát được ban hành cùng thời điểm ban hành quyết định thanh tra hoặc trong quá trình tiến hành thanh tra khi có thông tin, phản ánh, kiến nghị, tố cáo về hoạt động của Đoàn thanh tra. 2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người là thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm giám sát người đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Điều 98. Nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra 1. Việc chấp hành các quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và trình tự, thủ tục thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra. 2. Việc chấp hành chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra; việc thực hiện quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra;việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo. 3. Việc chấp hành quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra;việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong hoạt động của Đoàn thanh tra. Điều 99. Nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện giám sát 1. Xây dựng kế hoạch giám sát trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt. 2. Làm việc với Đoàn thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung giám sát. Người thực hiện giám sát chỉ làm việc với đối tượng thanh tra khi có yêu cầu của người ra quyết định thanh tra. 3. Yêu cầu Đoàn thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu sau đây: a) Quyết định thanh tra, quyết định gia hạn thời hạn thanh tra, quyết định đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra, quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, văn bản chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra; b) Báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ của thành viên khác của Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra và của Trưởng đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra; c) Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra (nếu có); d) Tài liệu khác theo chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra. 4. Báo cáo người ra quyết định thanh tra về nội dung theo kế hoạch giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra và nội dung khác theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra; trường hợp hoạt động của Đoàn thanh tra không đúng với kế hoạch tiến hành thanh tra hoặc phát hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra thì phải báo cáo người ra quyết định thanh tra để xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 100. Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong hoạt động giám sát 1. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 99 của Luật này. 2. Giải trình, làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu của người thực hiện giám sát. 3. Báo cáo người ra quyết định thanh tra khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của người thực hiện giám sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát. Điều 101. Tổ chức việc giám sát, báo cáo kết quả giám sát 1. Việc giám sát được thực hiện trên cơ sở kế hoạch giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra được người ra quyết định thanh tra phê duyệt. 2. Người thực hiện giám sát tiến hành xem xét, đánh giá báo cáo của Đoàn thanh tra và thông tin, tài liệu khác có liên quan đến nội dung trong kế hoạch giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. 3. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp, người thực hiện giám sát phải gửi báo cáo kết quả giám sát đến người ra quyết định thanh tra; trường hợp giám sát đột xuất theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra thì thời hạn gửi báo cáo do người ra quyết định thanh tra quyết định. 4. Kết quả giám sát là một trong các căn cứ để người ra quyết định thanh tra xem xét, ban hành kết luận thanh tra”. Việc quy định chặt chẽ việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra là nhằm đảm bảo tính đúng đắn của hoạt động thanh tra, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra. Do đó thực hiện đảm bảo công tác giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra trong thời gian tới.