Sở Công thương tỉnh Tây Ninhhttps://socongthuong.tayninh.gov.vn/uploads/logoportal.png
Thứ hai - 06/01/2025 22:16530
Tình hình chung về nhập khẩu thép hợp kim và không hợp kim phẳng cán nóng từ các nguồn trên thế giới vào thị trường Ấn Độ Năm 2023, tổng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm sắt hoặc thép hợp kim hoặc không hợp kim cán phẳng vào Ấn Độ đạt hơn 4,01 tỷ USD, trong đó thép hợp kim và không hợp kim phẳng cán nóng chiếm 57,28% tổng trị giá nhập khẩu, tương đương với 2,3 tỷ USD. Trước đó vào năm 2022, trị giá nhập khẩu mặt hàng này vào Ấn Độ đạt mức hơn 2 tỷ USD, tăng đến 43,52% so với năm 2021 (1,39 tỷ USD). Năm 2022, Hàn Quốc dẫn đầu trong danh sách các nguồn cung ứng có trị giá xuất khẩu thép hợp kim và không hợp kim phẳng cán nóng lớn nhất sang thị trường Ấn Độ. Hàn Quốc chiếm đến 37,19% tổng thị phần, tương đương với kim ngạch xuất khẩu hơn 747,17 triệu USD. Xếp thứ 2 là Trung Quốc với trị giá xuất khẩu đạt 333,71 triệu USD, chiếm16,61% tổng thị phần. Nhật Bản và Nga lần lượt xếp vị trí thứ ba và thứ tư với trị giá xuất khẩu tương đương 253,06 triệu USD và 154,19 triệu USD. Sang năm 2023, trị giá xuất khẩu thép hợp kim và không hợp kim phẳng cán nóng sang Ấn Độ tăng 14,57% so với cùng kỳ năm trước đó và đạt 2,3 tỷ USD. Nguồn cung ứng dẫn đầu năm trước đó là Hàn Quốc có mức sụt giảm lên đến 17,08% về kim ngạch xuất khẩu xuống còn hơn 619,56 triệu USD. Một số nguồn cung ứng khác như Nga, Đài Loan, Đức và In-đô-nê-xi-acũng sụt giảm đáng kể về trị giá xuất khẩu giao động ở mức từ 25,41% đến 33,4%. Việt Nam là quốc gia có mức gia tăng về kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ cao nhất với mức tăng trưởng gấp 33,73 lần so với cùng kỳ năm trước đó. Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất cũng có mức tăng trưởng cao lần lượt là 73,84% và 51,56%, đạt 580,13 triệu USD và 24,5 triệu USD. Đặc biệt thị trường xuất khẩu thép hợp kim và không hợp kim phẳng cán nóng sang Ấn Độ năm 2023 có thêm sự xuất hiện của Ru- ma-ni, dù chỉ mới tham gia từ năm 2023 nhưng nước này có trị giá xuất khẩu lên đến 101,38 triệu USD và xếp thứ sáu trong Top 10 nguồn cung ứng chính. Trong 8 tháng đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu thép hợp kim và không hợp kim phẳng cán nóng sang Ấn Độ ghi nhận sự tăng trưởng cao về tổng trị giá nhập khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu thép hợp kim và không hợp kim phẳng cán nóng của Ấn Độ 8 tháng đầu năm nay tăng đến 19,91% so với cùng kỳ năm trước đó, chỉ đạt 1,56 tỷ USD. Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu với trị giá xuất khẩu lên đến 546,26 triệu USD, tăng đến hơn 86% so với cùng kỳ năm trước đó. 8tháng đầu năm 2024, Pháp và Bỉ lọt vào Top 10 thị trường xuất khẩu chính sau khi vượt In-đô-nê-xi-a các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất. Cả 2 nguồn cung ứng này đều có mức tăng trưởng lên đến hơn 160% so với cùng kỳ năm trước đó, lần lượt đạt 31,9 triệu USD và 24,8 triệu USD. Việt Nam là nguồn cung ứng có mức sụt giảm mạnh nhất về trị giá xuất khẩu sang Ấn Độ lên đến 82,38% so với cùng kỳ năm trước đó, chỉ đạt 18,82 triệu USD. 8 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc dẫn đầu với thị phần lên đến 22,39%. Sang đến cùng kỳ năm 2024, thị phần của Trung Quốc có mức gia tăng cao lên đến 12,49%, giúp quốc gia này chiếm đến hơn một phần ba tổng thị phần (34,88%). Nhiều nguồn cung ứng bao gồm Nhật Bản, Nga, Đài Loan, Đức và Ru-ma-ni đều sụt giảm về thị phần giao động ở mức từ 0,35% đến 2,35%. Trong khi đó, Hàn Quốc, Pháp và Bỉ có mức tăng trong khoảng từ 0,85% đến 2,73%. Tình hình nhập khẩu thép hợp kim và không hợp kim phắng cán nóng vào Ấn Độ từ Việt Nam Việt Nam là quốc gia có trị giá xuất khẩu thép hợp kim và không hợp kim phẳng cán nóng sang thị trường Ân Độ tương đối cao và nằm trong nhóm các nước xuất khẩu chính kể từ năm 2023. Năm 2021, trị giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vô cùng khiêm tốn, chỉ đạt hơn 28 nghìn USD. Sau đó, trị giá xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh lên đến hơn 7,5 triệu USD vào năm 2022. Sang đến năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu thép hợp kim và không hợp kim phẳng cán nóng của Việt Nam tăng mạnh gấp gần 34 lần so với năm trước đó, tổng kim ngạch đạt mức 253,29 triệu USD. Đến hết 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thép hợp kim và không hợp kim phẳng cán nóng của Việt Nam ghi nhận mức sụt giảm mạnh đến đến hơn 82,38% so với cùng kỳ năm trước đó, chỉ đạt hơn 18,82 triệu USD về trị giá. Cảnh báo và khuyến nghị Ngày 14/8/2024, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ân Độ (DGTR) đã khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam. Sản phẩm bị điều tra là thép cuộn cán nóng hợp kim hoặc không hợp kim, không phủ, không mạ hoặc tráng, có độ dày lên đến 25mm và chiều rộng lên đến 2100 mm thuộc các mã HS: 7208; 7211; 7225; 7226. Tiếp đó ngày 30/9/2023, Tổng cục Phòng vệ thương mại Ân Độ (DGTR) đã khởi xướng một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với ống và ống thép không gỉ từ Thái Lan và Việt Nam dựa trên đơn đề xuất của Hiệp hội Nhà sản xuất ống và ống thép không gỉ tại vài tỉnh của nước này. Việt Nam là nguồn cung ứng chính nhiều sản phẩm thép đa dạng sang thị trường Ân Độ, đặc biệt là thép hợp kim và không hợp kim phẳng cán nóng. Hiện nay Ân Độ đang tiến hành khởi xướng điều tra nhiều mặt hàng thép nhập khẩu từ Việt Nam, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ân Độ đối với sản phẩm thép hợp kim và không hợp kim phẳng cán nóng đang dấu hiệu sụt giảm nhanh chóng trong 8 tháng đầu năm 2024, các do-anh nghiệp vẫn cần chú ý cập nhật thông tin và chủ động hợp tác đầy đủ, toàn diện với DGTR trong trường hợp sản phẩm liên quan bị khởi xướng điều tra; ngoài ra các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ, thường xuyên giữ liên lạc, phối hợp, cung cấp thông tin với Cục Phòng vệ thương mại để được hỗ trợ kịp thời. Trân trọng./.