Chính phủ đã có Nghị định quy định cụ thể về bố trí công chức làm công tác pháp chế ở bộ phận nào?

Thứ ba - 18/06/2024 16:58 278 0
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Chính phủ đã có Nghị định quy định cụ thể về bố trí công chức làm công tác pháp chế ở bộ phận nào?
Nghị định số 56/2024/NĐ-CP đã bổ sung mới hoàn toàn Điều 5a “Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập”, Điều 10a “Tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập”, Điều 16a “Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp” và điều chỉnh, bổ sung một số nội dung ở Điều 1 về “Phạm vi và đối tượng điều chỉnh”, Điều 4 về “Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở cơ quan thuộc Chính phủ”, Điều 7 về “Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước”, Điều 8 về “Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ”, Điều 9 về “Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”, Điều 12 về “Pháp chế viên và người đứng đầu tổ chức pháp chế”.
Tại Điều 9. Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có nêu:
1. Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thành lập tại cơ quan chuyên môn có phạm vi quản lý rộng, yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao.
Việc thành lập tổ chức pháp chế tại khoản này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Trường hợp không đủ điều kiện và tiêu chí thành lập tổ chức pháp chế thì bố trí trong Văn phòng (nếu cơ quan chuyên môn có Văn phòng) hoặc phòng chuyên môn, nghiệp vụ (nếu cơ quan chuyên môn không có Văn phòng). Tên gọi cụ thể của tổ chức này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn chịu sự kiểm tra về công tác pháp chế của Sở Tư pháp và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực.”.
Với quy định tại Điều 9 của Nghị định 56/2024/NĐ-CP thì bắt buộc những cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đủ điều kiện thành lập tổ chức pháp chế thì phải bố trí trong Văn phòng (nếu cơ quan chuyên môn có Văn phòng) và chỉ được bố trí ở phòng chuyên môn khác khi cơ quan chuyên môn không có Văn phòng.
Với quy định cụ thể tại Nghị định này đã giúp cho các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cơ sở bố trí công chức pháp chế ở đâu cũng như giúp cho công tác bố trí, phân bổ biên chế ở các cơ quan cấp tỉnh phù hợp hơn.
SCTTN

Tác giả: quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây