QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI SẢN XUẤT HÀNG GIẢ LÀ CÀ PHÊ BỘT KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

Thứ năm - 14/09/2017 00:00 816 0
Trong 9 tháng đầu năm 2017, Sở Công Thương đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 07 vụ việc sản xuất hàng giả là cà phê bột không có giá trị sử dụng vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường.

Hành vi sản xuất xuất hàng giả là cà phê bột không có giá trị sử dụng vi là hành vi sản xuất cà phê bột có hàm lượng cafein thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam quy định hàm lượng cafein ≥ 1%. Trong số các vụ việc vi phạm đã bị xử phạt, tuy trên bao bì sản phẩm ghi nhận hàm lượng cafein là ≥ 1% nhưng khi lực lượng Quản lý thị trường tiến hành lấy mẫu và gửi đi kiểm nghiệm tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 – thành phố Hồ Chí Minh thì kết quả không đạt. Thậm chí có trường hợp hàm lượng cafein có trong cà phê bột chỉ đạt mức 0.1%, tức là chỉ đạt 10% theo mức quy định.

Hành vi này đã vi phạm quy định tại Điều 12 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cụ thể quy định xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả là cà phê bột không có giá trị sử dụng như sau:

1.    Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền

  • Căn cứ tổng giá trị hàng hóa vi phạm, Khoản 1,2 Điều 12 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 3.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Trên đây là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm do cá nhân (bao gồm hộ kinh doanh) thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt nêu trên theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.

2.    Hình thức xử phạt bổ sung: Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định:

+ Tịch thu tang vật vi phạm;

+ Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 12 tháng đến 24 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

+ Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng.

3.    Biện pháp khắc phục hậu quả: Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Nghị Định 185-2013-NĐ-CP.pdf

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây