Sở Công thương tỉnh Tây Ninhhttps://socongthuong.tayninh.gov.vn/uploads/logoportal.png
Thứ ba - 19/11/2024 22:32780
Sắn là cây trồng chủ lực tại tỉnh Tây Ninh. Trong bối cảnh đất trồng sắn bị thoái hóa, bồi bổ đất khỏe là một trong những giải pháp giúp canh tác sắn bền vững. Tỉnh Tây Ninh có điều kiện đất đai, khí hậu và nguồn nước tưới dồi dào nên thuận lợi phát triển cây sắn. Hiện diện tích trồng sắn của tỉnh này trên 62.000ha, lớn thứ hai cả nước sau Gia Lai nhưng năng suất đứng đầu cả nước. Sản lượng sắn hàng năm trên 2 triệu tấn. Để phát triển cây sắn bền vững, Tây Ninh đã và đang tăng cường hợp tác quốc tế, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhằm tiến hành các bước thành lập Trung tâm Nghiên cứu sắn Việt Nam đặt tại Tây Ninh. Xuất khẩu sắn giảm mạnh trong tháng 9/2024 do bị ảnh hưởng của mưa lũ và nhu cầu của Trung Quốc chậm. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2024, Việt Nam xuất khẩu được 121,02 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 56,74 triệu USD, giảm 36,8% về lượng và giảm 34,7% về trị giá so với tháng 8/2024; So với tháng 9/2023 giảm 53,9% về lượng và giảm 53,7% về trị giá. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,91 triệu tấn, trị giá 879,22 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Tính riêng mặt hàng sắn, trong tháng 9/2024, xuất khẩu sắn đạt 7,25 nghìn tấn, trị giá 2,04 triệu USD, giảm 72,9% về lượng và giảm 70,2% về trị giá so với tháng 8/2024; So với tháng 9/2023 giảm 89,7% về lượng và giảm 89,6% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân ở mức 281,6 USD/tấn, tăng 10,1% so với tháng 8/2024 và tăng 0,3% so với tháng 9/2023. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn đạt 366,99 nghìn tấn, trị giá 95,76 triệu USD, giảm 50% về lượng và giảm 53,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu sắn và khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh giảm trở lại trong tháng 9/2024. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2024, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của các doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh đạt 25,44 triệu USD, giảm 39,5% so với tháng 8/2024 và giảm 29,6% so với tháng 9/2023, chiếm 71,09% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam Bộ và chiếm 44,84% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước trong tháng 9/2024 (trong khi đó, tháng 9/2023, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh chiếm 50,67% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam Bộ và chiếm 29,47% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước). Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của các doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh đạt 280,12 triệu USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh chiếm 62,44% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam Bộ và chiếm 31,86% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước trong 9 tháng đầu năm 2024, cao hơn nhiều so với 9 tháng đầu năm 2023 (9 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh chiếm 45,7% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam Bộ và chiếm 22,73% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước). Trong tháng 9/2024, sắn và các sản phẩm sắn của Tây Ninh được xuất khẩu sang 13 thị trường trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của tỉnh Tây Ninh, chiếm 94,49% tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh với 24,04 triệu USD, giảm 40,8% so với tháng 8/2024 và giảm 31,3% so với tháng 9/2023. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh sang Trung Quốc đạt 255,83 triệu USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2023. Đứng thứ hai là thị trường Mỹ, chiếm 2,49% tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh, đạt 633,94 nghìn USD, tăng 49,5% so với tháng 8/2024 và tăng 782% so với tháng 9/2023; Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh sang thị trường Mỹ đạt 2,99 triệu USD, tăng 516,6% so với cùng kỳ năm 2023. Qua số liệu thống kê cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh sang các thị trường phần lớn đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2023, trong đó đáng chú ý như: Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Tây Ban Nha, Philippin, Malaysia, Indonesia... Tuy nhiên, trừ Trung Quốc, các thị trường còn lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh. Trong khi đó, xuất khẩu sang một số thị trường có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2023 như: Hàn Quốc, Singapore, Australia, Hà Lan, Bangladet… Trong tháng 10/2024, xuất khẩu sắn và tinh bột sắn của Việt Nam vẫn chậm do nhu cầu của Trung Quốc yếu. Theo ước tính, tháng 10/2024, cả nước xuất khẩu được khoảng 150 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 69,5 triệu USD, tăng 23,9% về lượng và tăng 22,5% về trị giá so với tháng 9/2024; tuy nhiên so với tháng 10/2023 giảm 44% về lượng và giảm 49% về trị giá. Lũy kế 10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 2,06 triệu tấn, trị giá 949 triệu USD, giảm 13,8% về lượng và giảm 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Hiện nhu cầu mua hàng vẫn chậm và giá xuất khẩu tinh bột sắn có xu hướng giảm. Trong khi đó, các nhà máy sắn vẫn phải thu mua nguyên liệu và chạy máy tùy theo sinh thái vùng khi củ sắn tươi đạt độ bột. Nhu cầu hỏi mua sắn lát từ nhà máy Trung Quốc yếu, trong khi hàng tồn kho vụ cũ (giá mua vào ở mức cao) vẫn còn khá nhiều, nên lượng hàng xuất khẩu chậm. Dự kiến giá sắn tươi giảm sẽ kích thích nguời dân phơi làm sắn lát, khiến nguồn cung tăng. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng yếu nên các đơn vị sẽ thu mua sắn lát với số lượng và đơn giá thấp hơn so với vụ 2023 - 2024. Từ đầu năm 2024, đến nay Trung Quốc liên tục giảm nhập khẩu sắn lát do Trung Quốc chuyển sang sử dụng ngô để sản xuất rượu. Giá ngô ở Trung Quốc đã rẻ hơn nhiều so với sắn lát nên các nhà máy chuyển sang sử dụng ngô thay vì sắn để sản xuất rượu. Nếu sử dụng sắn lát làm nguyên liệu thô thì chi phí sẽ là 5.500 Nhân dân tệ/tấn, trong khi sử dụng ngô chi phí là 5.230 Nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn nhiều nhà máy sử dụng sắn lát làm đầu vào cho sản xuất phải đóng cửa do đầu ra không tốt, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu sắn lát vào Trung Quốc giảm. Trong các tháng tới, dự báo nhu cầu tiêu thụ sắn và tinh bột sắn của sắn của Trung Quốc sẽ khả quan hơn khi nhu cầu thực phẩm phục vụ cho sản xuất hàng hóa cuối năm tăng. Tuy nhiên, tại thị trường này, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang bị cạnh tranh mạnh với sắn và tinh bột sắn của Thái Lan, Lào và Campuchia. Để cạnh tranh với Thái Lan trong việc xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang Trung Quốc, các doanh nghiệp sắn Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ vững và mở rộng thị phần tại thị trường Trung Quốc. Nhất là khi hiện nhiều nhà máy sản xuất tinh bột sắn của Trung Quốc đang tích cự đầu tư vào các nhà máy sản xuất Lào do giá của sắn và nhân công rẻ hơn. Qua số liệu thống kê cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2024 thị phần mặt hàng sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc đều cao hơn so với cùng kỳ năm 2023, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với của Thái Lan. Tại thị trường này, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang bị cạnh tranh với sắn và tinh bột sắn của Thái Lan, Lào và Campuchia. Trân trọng./.