Diễn biến tình hình và xu hướng phát triển thị trường mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh tháng 8 năm 2024

Thứ ba - 22/10/2024 08:34 747 0
Diễn biến tình hình và xu hướng phát triển thị trường mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh tháng 8 năm 2024
Năm 2024, tỉnh Tây Ninh có diện tích trồng sắn lên đến 61.600 ha, hàm lượng tinh bột luôn ở mức cao. Sản lượng sắn thu hoạch hàng năm trên 2 triệu tấn. Hiện năng suất bình quân đạt được 33,2 tấn/ha, cao nhất kể từ 2021 đến nay. Tuy nhiên, tình hình sắn nhiễm bệnh khảm lá vẫn còn là vấn nạn khá lớn đối với nghề trồng sắn ở Tây Ninh, mặc dù diện tích sắn nhiễm bệnh khảm lá đã giảm mạnh. Trong năm 2024, Tây Ninh có tổng diện tích trồng các giống kháng bệnh khảm lá lên 3.277 ha. Ngoài ra, Tây Ninh đã thực hiện nhân nhanh giống HN1 kháng bệnh khảm lá bằng nhà màng Tunnel (4 nhà, mỗi nhà 50 m2), cung cấp khoảng 150.000- 180.000 cây giống để sản xuất. Đồng thời, tỉnh Tây Ninh cũng đã xây dựng mô hình nhân giống sắn mới gắn với nhà máy tiêu thụ tại Tây Ninh với quy mô 75 ha, sử dụng giống HN5 và HN1, thực hiện (năm 2023-2024) tại huyện Tân Châu và Châu Thành. Bên cạnh đó, hiện nay, người sản xuất sắn trên địa bản tỉnh đã chủ động tìm mua các loại giống sắn không bị nhiễm bệnh ở các tỉnh vùng, địa phương lân cận để sản xuất, đồng thời cũng đã tăng cường nhân nhanh các giống sắn kháng/chống chịu với bệnh khảm lá.
Giá thu mua sắn nguyên liệu vụ 2024-2025 tại một số nhà máy
tinh bột sắn tại khu vực miền Trung, Tây nguyên đã điều chỉnh giảm từ 50-150 đồng/kg, trong bối cảnh đầu ra xuất khẩu yếu. Trong tháng 9/2024, giá tinh bột sắn xuất khẩu được các nhà máy Việt Nam chào bán ở mức 480-505 USD/tấn FOB cảng thành phố Hồ Chí Minh, ổn định so với cuối tháng trước. Giá tinh bột sắn xuất khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn và Móng Cái cũng dao động ở mức 3.520-3.640 CNY/tấn, ổn định so với cuối tháng trước. Trong khi đó, giá xuất khẩu sắn lát thực tế sang Trung Quốc vẫn dao động ở mức 250 USD/tấn FOB cảng Việt Nam. Trong khi giá xuất khẩu sắn lát sang Hàn Quốc dao động ở mức 300 USD/tấn FOB Quy Nhơn, ổn định so với cuối tháng trước.

Tháng 8/2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn giảm trở lại sau khi tăng trong tháng trước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu được 191,41 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 86,84 triệu USD, giảm 12,4% về lượng và giảm 17,8% về trị giá so với tháng 7/2024; So với tháng 8/2023 giảm 13,6% về lượng và giảm 16% về trị giá. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,79 triệu tấn, trị giá 822,72 triệu USD, giảm 3,8% về lượng, nhưng tăng 7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Tính riêng mặt hàng sắn, trong tháng 8/2024, xuất khẩu sắn đạt 26,8 nghìn tấn, trị giá 6,85 triệu USD, tăng 167,7% về lượng và tăng 161,4% về trị giá so với tháng 7/2024; Tuy nhiên so với tháng 8/2023 vẫn giảm 52,8% về lượng và giảm 56,4% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân ở mức 255,7 USD/tấn, giảm 2,3% so với tháng 7/2024 và giảm 7,6% so với tháng 8/2023. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn đạt 359,76 nghìn tấn, trị giá 93,94 triệu USD, giảm 45,8% về lượng và giảm 49,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 8/2024, giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức
453,7 USD/tấn, giảm 6,2% so với tháng 7/2024 và giảm 2,8% so với tháng 8/2023. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 458,1 USD/tấn, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong tháng 8/2024, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 96,25% về lượng và chiếm 94,78% về trị giá trong tổng xuất khẩu sắn và các sản từ sắn của cả nước với 184,24 nghìn tấn, trị giá 82,31 triệu USD, giảm 11,5% về lượng và giảm 17,5% về trị giá tháng 7/2024; So với tháng 8/2023 giảm 13,3% về lượng và giảm 16,1% về trị giá. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trên 1,65 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 751,01 triệu USD, giảm 2,2% về lượng, nhưng tăng 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, trong tháng 8/2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang các thị trường như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc đều giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Trong 8 tháng đầu năm 2024, mặc dù lượng sắn xuất khẩu giảm, nhưng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang một thị trường vẫn tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023, trong đó đáng chú ý là các thị trường như: Đài Loan, Malaysia và Pakistan. Tuy nhiên xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Philippin đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tháng 8/2024, các chủng loại sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu
của Việt Nam chủ yếu là tinh bột sắn, sắn lát khô, củ sắn tươi đã qua chế biến và
củ sắn tươi. Trong đó, xuất khẩu củ sắn tươi đã qua chế biến tăng mạnh; trong khi xuất khẩu tinh bột sắn và sắn lát khô đều giảm so với cùng kỳ năm 2023.

Trong tháng 8/2024, tinh bột sắn được xuất khẩu nhiều nhất với gần 164,16 nghìn tấn, trị giá 79,83 triệu USD, giảm 0,3% về lượng và giảm 8,9% về trị giá so với tháng 8/2023. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 1,43 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 729,01 triệu USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 25% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường Đài Loan, Indonesia, Philippin, Malaysia, Mỹ, Nam Phi, Tây Ban Nha...
Giá xuất khẩu bình quân tinh bột sắn trong tháng 8/2024 ở mức 486,3 USD/tấn, giảm 8,7% so với tháng 8/2023. Nhìn chung, giá xuất khẩu bình quân tinh bột sắn sang các thị trường phần lớn đều giảm so với tháng 8/2023. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân tinh bột sắn ở mức 507,3 USD/tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 8/2024, tinh bột sắn được xuất khẩu sang 25 thị trường trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu tinh bột sắn lớn nhất của Việt Nam. Tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu tinh bột sắn sang Trung Quốc đạt 157,72 nghìn tấn, với trị giá 75,83 triệu USD, tăng 0,9% về lượng, nhưng giảm 8,5% về trị giá so với tháng 8/2023. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tinh bột sắn sang Trung Quốc đạt 1,33 triệu tấn, trị giá 671,76 triệu USD, tăng 20,9% về lượng và tăng 26,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 93,01% về lượng và chiếm 92,15% về trị giá trong tổng xuất khẩu tinh bột sắn của cả nước trong 8 tháng đầu năm 2024. Đáng chú ý, trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tinh bột sắn sang các thị trường như: Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Malaysia, Nam Phi, Tây Ban Nha, Indonesia… đều tăng mạnh và về lượng và trị giá; Trong khi xuất khẩu sang Philippin, Papua New Guinea, Hàn Quốc, Hà Lan, Singapore, Italia, Nhật Bản, UAE, Anh, Xênêgan lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu sắn lát khô tăng so với tháng trước, nhưng tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu được 26,47 nghìn tấn sắn lát khô, trị giá 6,25 triệu USD, tăng 186,9% về lượng và tăng 159,2% về trị giá so với tháng 7/2024; Tuy nhiên so với tháng 8/2023 vẫn giảm 53,2% về lượng và giảm 59,5% về trị giá. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn lát khô đạt 360,66 nghìn tấn, trị giá 92,96 triệu USD, giảm 45,1% về lượng và giảm 48,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Sắn lát khô được xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Papua New Guinea. Giá xuất khẩu bình quân sắn lát tiếp tục giảm mạnh. Trong tháng 8/2024, giá xuất khẩu bình quân sắn lát khô ở mức 236,3 USD/tấn, giảm 13,3% so với tháng 8/2023. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân sắn lát khô ở mức 257,7 USD/tấn, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 8/2024, sắn lát khô được xuất khẩu sang 2 thị trường gồm: Trung Quốc và Malaysia. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lát khô lớn nhất của Việt Nam trong tháng 8/2024, chiếm 99,59% trong tổng lượng sắn lát khô xuất khẩu của cả nước, với 26,36 nghìn tấn, trị giá 6,21 triệu USD, giảm 53% về lượng và giảm 59,2% về trị giá so với tháng 8/2023. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn lát khô sang Trung Quốc đạt 321,52 nghìn tấn, trị giá 81,23 triệu USD, giảm 45,1% về lượng và giảm 48% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 89,15% tổng lượng sắn lát khô xuất khẩu của cả nước trong 8 tháng đầu năm 2024. Nhìn chung, trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn lát khô sang các thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu sắn và khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh tiếp tục tăng trưởng tốt trong tháng 8/2024, đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu sắn của Tây Ninh tăng so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2024, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh đạt 42,06 triệu USD, tăng 27,3% so với tháng 7/2024 và tăng 9,5% so với tháng 8/2023, chiếm 72% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam Bộ và chiếm 48,44% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước trong tháng 8/2024 (trong khi đó, tháng 8/2023, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh chiếm 53,37% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam Bộ và chiếm 37,18% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước). Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Tây Ninh đạt 254,67 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh chiếm 61,69% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam Bộ và chiếm 30,96% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước trong 8 tháng đầu năm 2024, cao hơn nhiều so với 8 tháng đầu năm 2023 (8 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của tỉnh Tây Ninh chiếm 44,75% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của vùng Đông Nam Bộ và chiếm 21,65% trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của cả nước).
Trong tháng 8/2024, sắn và các sản phẩm sắn của Tây Ninh được xuất khẩu sang 11 thị trường trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của tỉnh Tây Ninh, chiếm 96,5% tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh với 40,59 triệu USD, tăng 31,1% so với tháng 7/2024 và tăng 12% so với tháng 8/2023. Luỹ kế 8 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh sang Trung Quốc đạt 231,78 triệu USD, tăng 51,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đứng thứ hai là thị trường Mỹ, chiếm 1,01% tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh, với 424,12 nghìn USD, tăng 12,2% so với tháng 7/2024 và tăng 873,2% so với tháng 8/2023; Luỹ kế 8 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh sang thị trường Mỹ đạt 2,36 triệu USD, tăng 470,6% so với cùng kỳ năm 2023. Qua số liệu thống kê cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Tây Ninh sang các thị trường phần lớn đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2023, trong đó đáng chú ý như: Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Malaysia, Tây Ban Nha, Indonesia, Philippin,... Tuy nhiên, trừ Trung Quốc, các thị trường còn lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng trị giá xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của tỉnh Tây Ninh. Trong khi đó, xuất khẩu sang một số thị trường có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2023 như: Hàn Quốc, Hà Lan, Singapore, Bangladet, Xri Lanca, Campuchia, Bangladet, Ấn Độ…
Trong tháng 9/2024, xuất khẩu sắn và tinh bột sắn của Việt Nam bị ảnh
hưởng của mưa lũ và nhu cầu của Trung Quốc chậm. Theo ước tính, tháng 9/2024, cả nước xuất khẩu được khoảng 155 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 74 triệu USD, giảm 19% về lượng và giảm 14,7% về trị giá so với tháng 8/2024; So với tháng 9/2023 giảm 40,9% về lượng và giảm 39,6% về trị giá. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 1,95 triệu tấn, trị giá 897 triệu USD, giảm 8,4% về lượng, nhưng tăng 0,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Hiện nhu cầu tiêu thụ và giá bán chưa có tín hiệu tích cực đã gây bất lợi cho các nhà máy sắn khi mùa vụ 2024 - 2025 đang đến gần. Trong khi, giá ngô và tinh bột ngô tại thị trường Trung Quốc giảm, sẽ tác động đến nhu cầu và giá sắn lát Việt Nam cũng như Thái Lan khi nhập khẩu vào Trung Quốc. Trong khi nhu cầu mua hàng loại bột thực phẩm của khách hàng Trung Quốc chậm lại. Diễn biến giá có thể giảm trong thời gian tới, khi các nhà máy sắn bước vào sản xuất đại trà vụ 2024 - 2025. Trong bối cảnh nhiều đàn gia súc, gia cầm bị ảnh hưởng bởi bão lụt, dự kiến nhu cầu thức ăn chăn nuôi sẽ giảm hơn so với cùng kỳ năm 2023. Do đó, theo ước tính, nguồn cung sắn lát và bã sắn cuối năm 2024 sẽ dư thừa – buộc các đơn vị sản xuất phải tìm hướng tiết giảm, hoặc tìm thêm kênh tiêu thụ. Thời gian tới, dự báo nhu cầu tiêu thụ sắn và tinh bột sắn của sắn của Trung Quốc sẽ không có biến động lớn. Tuy nhiên, tại thị trường này, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang bị cạnh tranh mạnh với sắn và tinh bột sắn của Thái Lan, Lào và Campuchia. Để cạnh tranh với Thái Lan trong việc xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang Trung Quốc, các doanh nghiệp sắn Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ vững và mở rộng thị phần tại thị trường Trung Quốc.

Trân trọng./.
 

Tác giả: quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây