Sở Công thương tỉnh Tây Ninhhttps://socongthuong.tayninh.gov.vn/uploads/logoportal.png
Thứ năm - 28/12/2023 15:291870
Thực hiện Công văn số 11243/VP-KT ngày 08/12/2023 của Văn phòng UBND tỉnh về việc triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý an toàn sử dụng điện, công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới;Căn cứ Công văn số 8705/BCT-ATMT ngày 06/12/2023 của Bộ Công Thương về việc triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý an toàn sử dụng điện, công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới, theo đó có nội dung yêu cầu Sở Công Thương tăng cường quản lý rủi ro, phối hợp rà soát các cơ sở kinh doanh, bảo quản hóa chất có nguy cơ cháy, nổ cao ở khu dân cư, nơi tập trung đông người và di dời, bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Để thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh cũng như để công tác quản lý an toàn hóa chất trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới theo đúng quy định, Sở Công Thương đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn tỉnh; các doanh nghiệp sử dụng, tồn trữ hóa chất trên địa bàn tỉnh thực hiện một số nội dung sau: 1. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 918/UBND-KT ngày 17/3/2022 về việc theo dõi, kiểm tra các cơ sở có nguy cơ cháy nổ. Theo đó, UBND tỉnh đã giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo theo dõi, làm việc, hướng dẫn các cơ sở có nguy cơ mất an toàn trong phòng, chống cháy, nổ thực hiện khắc phục các tồn tại, thiếu sót trong đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy. Sau thời gian cam kết khắc phục, tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định. 2. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn tỉnh: - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, công nhân viên trong đơn vị nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về công tác đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ, an toàn môi trường, an toàn lao động liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất tại đơn vị. - Tăng cường kiểm tra các vị trí, nguồn, điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất tại đơn vị, kịp thời phát hiện, sửa chữa, khắc phục và có giải pháp bảo vệ an toàn khu vực. Bổ sung trang bị, phương tiện ứng phó sự cố hóa chất đầy đủ về số lượng, chủng loại, đảm bảo phù hợp, hiệu quả khi sử dụng. - Rà soát các điều kiện đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh hóa chất như yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa; yêu cầu đối với công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì; yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất; yêu cầu đối với hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ. - Đảm bảo sản xuất, kinh doanh hóa chất đáp ứng đúng quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp. - Đối với những doanh nghiệp đã được phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thì phải lập kế hoạch và tiến hành diễn tập ứng phó sự cố hóa chất định kỳ hàng năm với sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương. - Định kỳ hàng năm, các doanh nghiệp phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương trong trường hợp cơ sở hóa chất có tồn trữ hóa chất thuộc Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng dưới ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. - Thực hiện báo cáo định kỳ tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất qua Hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia trước ngày 15 tháng 02 hàng nămtại địa chỉ: http://chemicaldata.gov.vn theo quy định. - Có trách nhiệm báo cáo đột xuất tình hình hoạt động hóa chất khi có sự cố xảy ra trong hoạt động hóa chất, chấm dứt hoạt động hóa chất và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 3. Đối với các doanh nghiệp sử dụng, tồn trữ hóa chất trên địa bàn tỉnh: - Tăng cường kiểm tra các vị trí, nguồn, điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất tại đơn vị, kịp thời phát hiện, sửa chữa, khắc phục và có giải pháp bảo vệ an toàn khu vực. Bổ sung trang bị, phương tiện ứng phó sự cố hóa chất đầy đủ về số lượng, chủng loại, đảm bảo phù hợp, hiệu quả khi sử dụng. - Rà soát, thực hiện cải tạo, sắp xếp bố trí hóa chất trong kho đảm bảo an toàn theo đúng quy định tại Thông tư số 48/2020/TT-BCT ngày 21/12/2020 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm. - Rà soát danh mục hóa chất theo Phụ lục IV của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP để xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình Bộ Công Thương thẩm định và phê duyệt. - Đối với các hóa chất nguy hiểm không thuộc danh mục hoặc dưới ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP thì xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo hướng dẫn tại Mẫu 04 của Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất nguy hiểm, đảm bảo tốt nhất khả năng phòng ngừa và ứng phó khi xảy ra sự cố, ra Quyết định ban hành Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và nộp về Sở Công Thương. - Đối với những doanh nghiệp đã được phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thì phải lập kế hoạch và tiến hành diễn tập ứng phó sự cố hóa chất định kỳ hàng năm theo quy định với sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương. - Định kỳ hàng năm, các doanh nghiệp phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương trong trường hợp cơ sở hóa chất có tồn trữ hóa chất thuộc Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng dưới ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. - Đối với những doanh nghiệp đã xây dựng Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thì phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Kế hoạch/Biện pháp đã được xây dựng. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Kế hoạch/Biện pháp, doanh nghiệp phải bổ sung, chỉnh sửa kịp thời. - Tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất định kỳ 02 năm/lần cho cán bộ, công nhân làm việc có liên quan đến hóa chất theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. - Thực hiện báo cáo định kỳ tình hình sử dụng hóa chất qua Hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia trước ngày 15 tháng 02 hàng nămtại địa chỉ: http://chemicaldata.gov.vn theo quy định. - Có trách nhiệm báo cáo đột xuất tình hình hoạt động hóa chất khi có sự cố xảy ra trong hoạt động hóa chất, chấm dứt hoạt động hóa chất và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Sở Công Thương đề nghị Quý cơ quan, doanh nghiệp quan tâm, phối hợp thực hiện./.