Văn phòng Sở: Là tổ chức thuộc Sở Công Thương có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý về công tác cán bộ, các công tác trong nội bộ cơ quan Sở Công Thương, gồm: tổ chức cán bộ; cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; tổng hợp báo cáo, thống kê của ngành; văn thư, lưu trữ; thi đua-khen thưởng; kỷ luật; kế toán-tài chính, quản lý tài sản, pháp chế, hành chính quản trị, thực hành tiết kiệm chống lãng phí,…cụ thể như sau:
a) Tham mưu, giúp Giám đốc Sở trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành:
- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở.
- Quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; phối hợp Sở Nội vụ cho ý kiến quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực công thương của Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện.
- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
- Chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về phát triển ngành công thương trên địa bàn.
b) Trình Giám đốc Sở:
- Quy chế làm việc của Sở Công Thương; các quy chế, quy định của cơ quan.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng và các phòng chuyên môn thuộc Sở.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại theo hướng dẫn chung của Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ và theo quy định của UBND tỉnh.
- Quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, chuyển đổi vị trí công tác, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ hưu trí, nghỉ việc, tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
c) Tham mưu, giúp Giám đốc Sở:
- Thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình và kết quả hoạt động của ngành công thương tỉnh theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
- Phối hợp Sở Nội vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở quản lý theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp Sở Nội vụ hướng dẫn UBND cấp huyện quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế và Hạ tầng về lĩnh vực công thương theo quy định.
- Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức và số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
- Tổ chức thực hiện cải cách hành chính, quản lý Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.
- Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý Cổng thành phần của Sở.
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, công tác dân vận; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Tổ chức thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở.
- Tổ chức thực hiện công tác pháp chế của Sở.
- Tổ chức triển khai và theo dõi việc kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan.
+ Tổ chức, quản lý, phát triển trang website của Sở.
- Tiếp nhận, phát hành công văn; in ấn tài liệu; công tác văn thư-lưu trữ cơ quan; tiếp và hướng dẫn khách đến liên hệ công tác; phối hợp với các bộ phận, phòng chuyên môn phục vụ các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của ngành; giữ gìn an ninh trật tự cơ quan.
- Thực hiện công tác hậu cần, quản trị-hành chính, phục vụ công tác hoạt động của Sở.
- Xây dựng chương trình làm việc cơ quan và giao ban tuần của Ban Giám đốc Sở.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.