Hội nghị triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh về lĩnh vực công thương giai đoạn 2019 - 2025

Thứ sáu - 31/05/2019 23:00 1.375 0
Theo Thỏa thuận số 4645/TT-LA-TN ngày 28/9/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Long An hợp tác về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018-2025, ngày 17/5/2019 Đoàn công tác của Sở Công Thương Long An do đồng chí Lê Minh Đức - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương Long An làm trưởng đoàn, cùng tham gia đoàn công tác còn có đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Công Thương tỉnh Long An và đại diện 10 doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác giao thương với Tây Ninh. Đoàn đã đến thăm và làm việc với Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh với nội dung ký kết “Kế hoạch liên tịch triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh về lĩnh vực công thương giai đoạn 2019-2025”.

H 1.jpg

Giám đốc hai Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An
trao đổi kết quả đạt được trong thời gian qua

Với mục đích phát huy kết quả hợp tác đã đạt được trong thời gian qua và tiếp tục triển khai các nội dung chương trình hợp tác giữa tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An giai đoạn 2019-2025; để phát huy lợi thế của mỗi địa phương thông qua việc hợp tác phát triển toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động công nghiệp và thương mại, khai thác tốt thế mạnh tiềm năng sẵn có góp phần phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp hao tỉnh liên kết, phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước; phát triển kênh phân phối bán buôn, bán lẻ phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt, sản xuất trong nước.

Hai Sở thống nhất các nội dung phối hợp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh về lĩnh vực công thương giai đoạn 2019 - 2025:

1. Học tập kinh nghiệm về việc xây dựng, triển khai, quản lý các quy hoạch, kế hoạch phát triển chung công nghiệp, thương mại của hai tỉnh.

2. Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh; thu hút các dự án công nghiệp có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, tiết kiệm năng lượng, ít gây tổn hại đến môi trường; xây dựng các chính sách thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp sau sơ chế.

3. Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong việc quy hoạch, phát triển quản lý cụm công nghiệp; giới thiệu thông tin về các dự án cụm công nghiệp của mỗi địa phương cho các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng có kinh nghiệm, năng lực tài chính tốt.

4. Liên kết phát triển các ngành công nghiệp, nhất là những ngành công nghiệp mà hai địa phương đang có lợi thế như: công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp hỗ trợ,..

5. Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong thực hiện cơ chế quản lý cụm công nghiệp, việc thu thập số liệu xuất, nhập khẩu, mô hình tổ chức của Trung tâm Xúc tiến thương mại để kiến nghị cấp trên.

6. Vận động, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại hai tỉnh; tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về các khu, cụm công nghiệp nhằm quảng bá, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mở rộng mạng lưới phân phối bán buôn, bán lẻ tại hai tỉnh; tham gia bình ổn thị trường.

7. Hợp tác và trao đổi về phát triển hạ tầng thương mại, thương mại biên giới và ứng dụng thương mại điện tử.

8. Liên kết hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phối hợp tạo điều kiện cho các Hợp tác xã, trang trại và các doanh nghiệp tham gia chương trình gắn kết thu mua sản phẩm cung cấp thị trường; trao đổi thông tin thị trường, giá cả nông lâm thủy sản, phát triển hệ thống kênh tiêu thụ nông sản.

9. Hợp tác chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nguồn năng lượng, nhất là trao đổi về quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng đổi mới công nghệ hướng đến công nghiệp sạch, thân thiện môi trường; thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; quản lý an toàn thực phẩm.

10. Trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công để hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến máy móc thiết bị, công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

11. Trao đổi công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính theo quy định; phối hợp thực hiện tốt vai trò thành viên Ban chỉ đạo 389 của hai tỉnh.

12. Liên kết trao đổi kinh nghiệm về cải cách hành chính, nâng cao trình độ quản lý nhà nước.


H 2.jpg

Lãnh đạo hai Sở thống nhất ký kết Kế hoạch thực hiện thỏa thuận hợp tác
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh về lĩnh vực công thương giai đoạn 2019 - 2025

Kết thúc buổi làm việc Lãnh đạo hai Sở đánh giá cao các nội dung đã hợp tác giữa hai Sở trong thời gian qua và thống nhất ký kết các nội dung hợp tác giai đoạn 2019 - 2025. Ngoài ra, một số doanh nghiệp của hai tỉnh đã ký kết bản ghi nhớ.


H 3.jpg

Đại diện Công ty CP TM Mộc Hóa tỉnh Long An

và đại diện Công ty TNHH MTV Trà Tâm Lan ký kết bản ghi nhớ


Phòng KHTH - SCT


  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây